Wednesday, March 30, 2016

HOA SƠN (華山)

Trong Ngũ Nhạc kiếm phái, theo Kim Dung, Hoa Sơn phái là gần như mạnh nhất trong 5 phái. Lần lược trong các tác phẩm của ông chúng ta đều thấy ông thường hay nhắc đến Hoa Sơn và 3 lần "Hoa Sơn luận kiếm" (華山論劍) trên đỉnh núi để tuyển chọn ra "Thiên hạ ngũ tuyện" (天下五绝), "càn khôn ngũ tuyệt" (乾坤五绝) hoặc còn gọi là "Võ lâm ngũ bá" (武林五霸).


Thời đó tôi bắt đầu đọc từ bộ "Anh hùng xạ điệu", đọc rất hay nhưng không hiểu về "Bắc cái", "Đông tà", "Tây độc", "Nam đế", rồi "Vương Trùng Dương" sư huynh của Châu Bá Thông...nên sau đó phải chạy đi mướn cuốn "Võ Lâm ngũ Bá" để đọc thì lúc sau này mới rành rọt hết khi Kim Dung nhắc về ai trong truyện.
 
Ba lần "luận kiếm" trên đỉnh Hoa Sơn theo truyện dịch ở VN là:
 
- Lần nhất trong bộ "Võ Lâm Ngũ Bá" (武林五霸)

- Lần nhì trong bộ "Anh hùng xạ điêu" (射鵰英雄傳)

- Lần ba trong bộ :Thần Điêu đại hiệp" (神鵰俠侶)
 
Bây giờ mình tìm hiểu về Hoa sơn theo wikipedia. (LKH)



HOA SƠN (華山)
 
Hoa Sơn (華山) là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Ngọn núi mang trong mình một ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng. Năm 1990,Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
 
Hoa Sơn là một ngọn núi thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây (陕西省), cách thành phố Tây An (西安市) khoảng 100 km về phía đông. Hoa Sơn có năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất Nam Phong (ở phía nam) có tên Lạc Nhạn ("落雁") cao 2.154,9 m. Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn (太華山) hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm nguy, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi.
 
Dáng vẻ của năm ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi), Hành Sơn như phi (bay), Tung Sơn như ngọa (nằm), Hằng Sơn như hành (đi), Hoa Sơn như lập (đứng).


HOA SƠN PHÁI THEO TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG
 
Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung, và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm (華山論劍). Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, khi miêu tả đây là ngọn núi để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy ngôi vị “Võ lâm chí tôn” (武林至尊) .
 
Nếu là tín đồ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” của Đông tà Hoàng Dược Sư (東邪 黃藥師), Tây độc Âu Dương Phong (西毒 歐陽鋒), Nam đế Đoàn Trí Hưng (南帝 段智興), Bắc cái Hồng Thất Công (北丐 洪七公) và Trung Thần thông Vương Trùng Dương (中神通 王重陽) trong bộ “Anh hùng xạ điêu” (射鵰英雄傳).


Hay khi tỉ thí võ công rồi kết tình bằng hữu giữa Âu Dương Phong (歐陽鋒), lúc này đã nhận Dương Quá (楊過) làm con nuôi, với Hồng Thất Công (洪七公) giữa tuyết lạnh trong bộ Thần điêu hiệp lữ (神鵰俠侶).
 
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn được gọi là Lạc Nhạn.
 
Toàn bộ ngọn núi được cấu tạo bằng đá hoa cương, với hình dáng dựng đứng và xòe rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dãy Hoa Sơn cao đến 2.083m.
 
Có thể do địa hình quá hiểm trở mà Kim Dung đã chọn Hoa Sơn là nơi tỷ võ chọn Đệ nhất võ lâm Trung Nguyên, vì chỉ có những bậc võ nghệ cao thâm mới có thể vượt qua những dãy núi cheo leo này để lên được đến đỉnh.


Trong Tiếu ngạo giang hồ (笑傲江湖), phái Hoa sơn có bản doanh nằm trên dãy Hoa Sơn, nổi danh trên võ lâm với 2 chiêu thức là Hoa Sơn kiếm pháp (華山劍法) và Tử Hà thần công (紫霞神功).
 
Đây cũng là nơi đầy ắp kỷ niệm của Lệnh Hồ Xung (令狐冲) cùng với Nhạc Linh San (岳靈珊), con gái chưởng môn phái Hoa Sơn.
 
Khi tới thăm ngọn núi này, bạn có thể tận mắt ngắm dòng chữ “Hoa Sơn luận kiếm” (華山論劍) do chính tay Kim Dung tiên sinh (金庸先生) chấp bút.


Hoa Sơn cũng là một trong những địa điểm đặt khóa tình yêu nổi tiếng của giới trẻ.
 
Đến thăm Hoa Sơn, giữa mây núi bềnh bồng như tiên cảnh, du khách sẽ được lạc vào thế giới kiếm hiệp huyền ảo, tưởng chừng nghe cả tiếng binh đao luận kiếm giành ngôi Minh chủ võ lâm vang vọng đâu đây… Chính vì vậy, Hoa Sơn từ lâu đã trở thành địa danh thu hút du khách gần xa, đặc biệt là những “fan cuồng” của Kim Dung.

(Sưu tầm trên mạng)



No comments: